Điện thoại: 0966 44 00 87

Sáo Mèo hay Sáo H'Mông  hoặc Miêu tộc tiêu là nhạc cụ của người H’Mông ở miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Nó thường được sử dụng để giải trí sau giờ phút lao động mệt nhọc. Tuy nhiên nó còn là phương tiện giao duyên hữu hiệu của các chàng trai đối với con gái trong bản làng.

Sáo Mèo có khả năng diễn tả ngôn ngữ của người H’Mông, thay họ nói lên tình cảm trong lòngNgày xưa Sáo Mèo chỉ là nhạc cụ độc tấu cho số lượng người nghe hạn chế. Ngày nay nhiều nghệ nhân đã tăng cung bậc, âm vực và độ vang của nhạc cụ này để giúp nó có khả năng hòa tấu với những nhạc cụ khác hay độc tấu có dàn nhạc đệm.

 

Sáo Mèo cổ truyền làm bằng ống nứa dày hoặc trúc, dài khoảng 20 cm và có đường kính khoảng 0,7 cm. Trên 1 đầu ống có lưỡi gà đồng, còn trên thân ống có từ 2 đến 4 lỗ bấm nằm cùng hàngLưỡi gà đồng còn được gọi là lam, hình tam giác cân được khía ra trên 1 miếng đồng mỏng hình chữ nhậtNgười ta cài miếng đồng này vào thân sáo và dùng sáp ép lại cho khỏi xê dịchNgười diễn ngậm cả đầu ống có lưỡi gà vào 1 bên miệng để thổi. Ở phía dưới có một lỗ bấm nằm giữa lỗ bấm đầu và lỗ bấm thứ hai phía trên.

Loại Sáo Mèo cải tiến có thân ống to hơn, đường kính khoảng 2 cm và dài đến 45 cm. Nó được khoét tổng cộng 9 lỗ bấm, người thổi chỉ cần áp vào phần thân ống có lưỡi gà vào miệng rồi dùng đôi môi bịt quanh lưỡi gà để thổi. Khi những lỗ bấm được bịt hoặc mở chúng sẽ phát ra âm thanh cao thấp khác nhau lúc thổi.

Sáo Mèo dân gian có âm vực chưa đủ 1 quãng tám nhưng ở loại cải tiến có thêm 1 âm trầm nữa, thấp hơn âm trầm nhất 1 quãng tám. Âm sắc của sáo H’Mông trong trẻomượt mà, tuy nhiên còn có cả âm rè. Nếu người thổi không tạo ra được âm sắc cổ truyền của người H’Mông thì đồng bào H’Mông không công nhận đó là tiếng sáo H’Mông vì nó không nói được tiếng H’Mông.

Để diễn sáo này người ta thường sử dụng kỹ thuật rung, đánh lưỡi, phi, nhấn hơi, vuốt và láy …

Dựa vào hệ bấm chúng ta có sáo mèo việt và sáo mèo tầu . Chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác biệt của hai hệ này bên dưới

Dựa vào chất liệu chúng ta có sáo  làm bằng trúc ( thường là hệ tàu) và sáo làm bằng nứa ( thường là hệ việt ) .

Đối với sáo mèo việt chúng ta lại phân ra làm mèo nam và mèo nữ , hai loại sáo này có âm vực khác nhausáo mèo nữ còn bị loại bỏ bớt một nốt , giúp người chơi có thể bịt được các lỗ không bị sít tay. Sáo mèo có âm vực ngắn nên chơi được ít bài, nhưng khi kết hợp hai loại sáo này thành một cặp mèo  có thể mở rộng quãngchơi sáo mèo được nhiều bài hơn, khiến bản nhạc trở nên phong phú hơn. Ngoài ra nữ cũng khá được ưa chuộng trong hát văn.

 

NHẠC CỤ DÂN TỘC

Chuyên cung cấp, phân phối các loại nhạc cụ dân tộc.

Hotline: 0966 44 00 87

Kỹ thuật: 0966 44 00 87

 

Page Facebook