Điện thoại: 0966 44 00 87

Sáo tàu (dizi) là sáo được sản xuất bởi trung quốc nó khác với sáo việt nam ở chỗ có thêm 1 lỗ màng rung ở giữa. dán màng rung (màng chuyên dụng) có nó vào đó để tạo nên âm rung. Sự khác nhau giữa sáo bình thường và sáo dizi là ở chỗ đó, luồng hơi xoáy trong lòng sáo va  chạm với màng rung sẽ tạo nên âm thanh riếng của cây sáo dizi.

Sáo tàu (dizi) có thể có khớp hoặc không khớp, có chạm trổ, sơn... tùy theo nhu cầu, cũng như là công nghệ hiện nay họ sẽ làm để đa dạng và phong phú các mặt. nhưng nhìn chung, để có âm sáo hay thì nguyên liệu phải tốt và đối với sáo dizi một điều quan trọng nữa là cách dán màng rung phải tốt thì âm phát ra mới hay.

 

Sáo Tàu ( Dizi) thường được ghép lại từ 2 đoạn thông qua khớp nối, tuy nhiên vẫn có những loại không có khớp, có chạm khắc rồng hoặc hoa văn.

Về cấu tạo cơ bản của dizi cũng như sáo trúc là có 6 lỗ bấm, một lỗ thổi, hai lỗ định âm dùng để định âm và treo dây trang trí.

Sự khác biệt của Sáo Tầu Dizilà có một lỗ dán màng rung được đặt ở giữa lỗ nốt si và lỗ thổi, được dán màng rung với mục đích để tạo âm rung. Lỗ này dán 1 màng mỏng  bằng giấy bóng mỏng hoặc bằng ruột cây tre. Hiện nay đã có loại giấy chuyên dụng dùng để dán, gọi chung là màng rung. Đây cũng là cấu tạo quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt giữa Dizi và sáo thường, bởi khi đã dán màng rung, hơi đi vào sáo qua lỗ màng rung tạo nên âm thanh mang đậm chất đặc trưng của nền âm nhạc Trung Hoa.

Ngoài ra, còn có một sự khác biệt nữa giữa Dizi và sáo thường là khớp đồng. Nhờ khớp này mà sáo tàu có thể rút ra làm hai khúc tiện cho việc di chuyển , hoặc có thể xoay phù hợp với những người chơi sáo tay trái.

Nguyên liệu làm sáo Tàu ( Dizi)

Sáo Tàu ( Diziđược làm với nguyên liệu chủ yếu là trúc, Bởi vậy, đây cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên chất lượng của một cây sáo .Trúc càng già âm càng hay, càng thổi lâu, sáo càng vỡ tiếng, âm sẽ thanh thoát hơn so với lúc bắt đầu. Tùy vào chất liệu trúc mà chúng ta có được sự đa dạng của Dizi , Ví dụ Dizi thườngDizi trúc tím…

Ngoài trúc ra, các nghệ nhân cũng có sử dụng một số nguyên vật liệu khác để làm dizi, tuy nhiên Trúc vẫn được người chơi ưa chuộng hơn.

Các loại Sáo Tàu ( Dizi)

Dựa vào nhiều yếu tố, chúng ta có thể phân loại Sáo Tàu ( Dizithành các loại như sau:

  • Dựa theo Tone: Sáo Tàu ( Diziđược chia làm các loại cơ bản như sáo trúc thường là Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si. Hoặc mở rộng hơn, Thông thường, sáo trúc ưa chuộng tone Đô thì đối với Dizi người chơi ưa chuộng tọne La hơn bởi dễ chơi, khi rung lên âm hay hơn. Chỉ những nghệ sĩ chuyên nghiệp thì mới mở rộng ra chơi các tone khác.
  • Dựa theo cấu tạo: Theo cấu tạo, chúng ta có thể phân loại Dizi thành có khớp hoặc không khớp.

Sáo Tàu không khớp thì giống như sáo trúc thườngthân sáo liền một mạch từ trên xuống dưới. Tuy nhiên giá thành lại rẻ hơn so với loại có khớp mặc dù chất lượng không đổi.

Dựa vào chất liệu chúng ta có thể phân loại thành Dizi Trúc thường và Dizi Trúc tím. Sự khác biệt giữa hai loại này khá lớn, mặc dù về đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, âm sắc hoàn toàn như nhau. Đối với Dizi Trúc Tím, chất liệu của nó là trúc tím, một loại trúc khá hiếm, có màu tím (có thể là tím có vân hoa lửa, hoặc là tím bầm), có lòng trong tốt mượt hơn trúc thường bởi vậy làm tiêu sáo sẽ có màu âm hay hơn, Đồng thời giá tiền cũng mắc hơn so với các loại khác.

Về màu sắc , Dizi khá đa dạng về màu sắc: Đen, Xanh, Nâu, Vàng, Trắng…

Cách học thổi Sáo Tàu( Dizi)

Cách thổi sáo Tàu:

Cách cầm sáo tàu : cơ bản là giống với sáo trúc,Tay phải bấm ba lỗ dưới, Tay trái bấm ba lỗ trên, ngón út và hai ngón cái của hai tay bấm vào thân sáo làm sao cho linh hoạt nhất tạo thành điểm tựa vững chắc.

Cách đặt môi : Sáo đặt nằm ngang, đặt môi vào lỗ thổi,  sao cho lỗ thổi nằm khoảng giữa môi dưới.

Một số Kỹ thuật thổi sáo tầu:

Sáo tầu có các kỹ thuật như sáo trúc bao gồm rung hơi, đánh lưỡi, láy, vuốt hơi, nhấn hơi… các kỹ thuật bấm như ngón láy ,ngón vuốt, ngón lướt, … Sáo tàu có khả năng diễn tấu nhanh và linh hoạt.

- Lấy hơi : Đây là kỹ thuật đầu tiên, rất quan trọng. Biết cách lấy hơi thì hơi khoẻ, thổi được dài, thổi sáo không mệt. Cách lấy hơi này được gọi là lấy hơi bụng. Đối với sáo tàu đây chính là kỹ thuật quan trong nhát bởi không có hơi thì màng rung sẽ không rung, như vậy không thể phát huy được cái đẹp trong âm sắc của Dizi

- Rung : có nghĩa là thổi hơi từ trong cuống họng đưa ra từ mạnh đến nhẹ và từ nhẹ đến mạnh, liên tục để cho âm thanh nghe như gợn sóng và thoang thoảng. Kỹ thuật này khiến cho âm thanh của sáo tàu hay hơn rất nhiều.

Trên đây là hai kỹ thuật quan trọng nhất trong thổi sáo tầu, các kỹ thuật còn lại giống hệt với sáo trúc nhé.

Sáo Tàu là nhạc cũ đơn giản, dễ học, dễ thổi… đặc biệt sau khi bạn được hướng dẫn cách thổi, Điều quan trong nhất vẫn là kiên trì, bởi khi mới học thì rất khó khăn để thổi kêu được cây sáo, việc này có thể phải mất cả tuần để có thể thành thạo thổi được tất cả các nốt. Về học thổi sáo tàu , các bạn có thể serch trên youtobe “ Học thổi sáo Dizi “ để luyện tập.

Tiếng Sáo trong đời sống hàng ngày

Chơi Dizi không mất nhiều tiền, cũng không cồng kềnh bất tiện. Bất cứ đâu, bên đồng, trong rừng, trên bãi biển, trong khách thính, chỉ cần nâng sáo lên là đủ hấp dẫn người nghe...

Trước đây sáo tàu ít được phổ biến ở Việt Nam, nhưng ngày nay đã người các nghệ sĩ ưa chuộng bởi màu âm hay, khi thổi lên mang đậm bản chất âm nhạc Trung Hoa. Không chỉ tồn tại ở các vùng nông thôn, làng quê yên bình , ngày này, các nghệ nhân đã đưa nó thanh một bộ môn nghệ thuật được giảng dạy tại các trường văn hóa nghệ thuật, tiếng sáo không chỉ đi vào lòng người mà còn theo chân các nghệ sĩ biểu diễn ở các sân khấu quốc tế.

Một số ca khúc được thể hiện bằng sáo tàu 

Hướng dẫn gián màng rung cho sáo tàu

 

NHẠC CỤ DÂN TỘC

Chuyên cung cấp, phân phối các loại nhạc cụ dân tộc.

Hotline: 0966 44 00 87

Kỹ thuật: 0966 44 00 87

 

Page Facebook